Phần lớn chủ đề của bài thi TOEIC vẫn được giữ nguyên, xoay quanh các vấn đề làm việc, kinh doanh và thương mại. Tuy nhiên, vẫn có một số chủ đề mới xuất hiện rất đáng lưu ý.
Đầu tiên, chúng ta cùng điểm qua một số thay đổi nổi bật trong đề thi TOEIC mới nhé!
Về cấu trúc, số câu trong phần 1 và 2 của bài nghe giảm đi, tương ứng với một sự tăng lên đáng kể trong số câu của phần 3. Tương tự, phần 5 của bài đọc cũng giảm bớt 10 câu, tăng số câu của phần 6 và 7. Tóm lại, số câu trong phần khó thì tăng lên, trong khi số câu dễ lại giảm đi.
Về nội dung, đề thi TOEIC mới có nhiều chủ đề và ngữ cảnh phong phú hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng tiếng Anh thuộc mọi hoạt động trong công việc và đời sống. Ngoài ra, cũng xuất hiện những loại câu hỏi mới như: nhìn vào bảng, biểu, hình ảnh để trả lời bài nghe; điền câu thích hợp vào chỗ trống và điền câu vào vị trí thích hợp trong văn bản ở phần đọc.
Ngoài những chủ đề chính như: kinh doanh, tuyển dụng, gọi hỏi thông tin, thông báo trong công ty, một số bài báo về dự án, trường học, quảng cáo, order … thì đề thi TOEIC mới đa dạng nội dung và chủ đề hơn, đặc biệt hướng đến giao tiếp và những cuộc trò chuyện hàng ngày cũng như cách sử dụng tiếng Anh “naturally” hơn.
Một số chủ đề mới được cập nhật trong đề thi TOEIC định dạng mới:
Cuộc họp, kế hoạch kinh doanh, dự án (nhiều người tham gia) nhưng dưới dạng chat conversation.
Dưới đây là một ví dụ:
Về cơ bản, dạng đề này giống như tapescript của phần 3 đề listening, tuy nhiên dài hơn và khó hơn một chút. Như vậy cũng có nghĩa là một số chiến thuật ở part 3 hoàn toàn có thể được áp dụng vào bài này. Ví dụ, khi làm, các bạn cần để ý kỹ từng ý kiến là của ai nói để có thể khoanh vùng những đoạn cần đọc kỹ, từ đó tìm được câu trả lời nhanh hơn. Ngoài ra, cũng nên áp dụng chiến thuật ưu tiên thứ tự trả lời, trả lời câu hỏi chi tiết trước, câu hỏi tổng quan, ngụ ý để lại sau cùng.
Giao tiếp ở các tình huống xã giao và thường ngày nhưng mang tính cởi mở và thân thiện hơn (sử dụng nhiều cụm collocations, tiếng lóng…), ví dụ:
Trong đoạn hội thoại trên, người mua và người bán đã dùng những từ như: “Oh, no” (dùng khi có điều gì đó làm bạn không hài lòng), “Well, it’s not all bad news” (dùng khi chuẩn bị đưa ra một khía cạnh tốt của tình huống xấu) hay “ Hmm.. That’s work” (dùng khi bày tỏ quan điểm rằng điều gì cũng có ích, cũng hiệu quả). Đó là những cụm từ rất tự nhiên trong giao tiếp hằng ngày, các bạn cần lưu ý sắc thái diễn đạt và ý nghĩa của chúng để hiểu đoạn hội thoại một cách rõ ràng hơn.
Sự kiện:
Trong chủ đề sự kiện, có rất nhiều nội dung đề bài có thể khai thác như: check in, chào mừng, giới thiệu sự kiện và người tham gia, sự cố,… Ngôn ngữ trong chủ đề này thường mang tính “formal” hơn, thi thoảng có một số thuật ngữ có thể chưa quen thuộc đối với nhiều bạn. Các bạn nên tiếp xúc dần với những văn bản, những cuộc trò chuyện mang tính trang trọng như vậy trên internet để không bị bỡ ngỡ khi gặp chủ đề mới này nhé!
Chúc các bạn học tập tốt!
Leave a Comment